Kế tiếpLùi lại

    Đặc điểm của công việc dịch công chứng

    Với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế – xã hội thì việc một số công ty, doanh nghiệp nước ngoài đến và đầu tư tại thị trường Việt Nam ta đã không còn xa lạ gì, thêm vào đó là việc học tập của đối tượng các bạn trẻ hiện nay ở trong và ngoài nước, và để có thể đầu tư kinh doanh hay học tập tại một lãnh thổ không phải nơi mình sinh ra thì cần phải có những tài liệu, văn bản được chuyển đổi ngôn ngữ, chứng thực theo như yêu cầu của nước sở tại. Đây chính là bản chất của dịch công chứng, vậy thì đặc điểm của người làm công việc này sẽ như thế nào để đáp ứng yêu cầu của công việc, hãy đọc bài viết này của dịch thuật Phú Thịnh để hiểu hơn về công việc dịch thuật công chứng.
    Đặc điểm công việc của người dịch công chứng
    Nghề dịch thuật nói chung và dịch công chứng là một nghề có đặc thù công việc riêng khác so với nhiều ngành nghề khác. Nhân viên ở bộ phận này để thực hiện được yêu cầu công việc đầu tiên thứ cần có nhất vẫn là phải am hiểu ngoại ngữ, ít nhất là một thứ tiếng (trừ tiếng mẹ đẻ ra), sau đó là sự hiểu biết sâu rộng về chuyên ngành dịch của mình như dịch thuật giấy tờ, chứng thực liên quan đến hồ sơ kế toán, giáo dục, ngân hàng,….thêm vào đó phải nắm rõ các quy định của pháp luật, có như thế tài liệu khi được dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác theo yêu cầu của khách hành mới có giá trị về mặt nội dung, đúng ý nghĩa, không sai phạm pháp luật và khi đã đủ điều kiện này thì các cơ quan chức năng mới có dấu chứng thực cho bản dịch này “ đúng 100% ” so với giấy tờ gốc.
    Các tài liệu dịch công chứng đều là tài liệu mật của đơn vị khách hàng, do vậy nhân viên dịch thuật không được để rò rỉ các thông tin này ra bên ngoài, để đảm bảo thông tin cho khách hàng và giữ uy tín cho công ty dịch thuật của mình.
    Người dịch công chứng là người giữ vai trò mật thiết với các tài liệu của khách hàng
    Ngoài vấn đến bảo mật trên, người dịch công chứng là người có vai trò mật thiết với các tài liệu, văn bản, giấy tờ của khách hàng, vì khi đã hoàn thành xong bản dịch mà khách hàng yêu cầu, sau khi được kiểm tra lại một lần nữa bởi người có chuyên môn cao hơn tại văn phòng.

    Họ sẽ là người trực tiếp đến cơ quan Tư pháp để chứng thực bản dịch của nhân viên so với bản gốc của khách hàng trùng khớp về nội dung, ý nghĩa mà bản gốc đề ra, sau đó họ sẽ đóng dấu chứng thực đó vào bản dịch đích ( bản dịch sao y bản chính nhưng khác ngôn ngữ ) và người biên dịch sẽ ký các giấy tờ và chịu trách nhiệm trước bản dịch này tại cơ quan Tư pháp.

    Kế tiếpLùi lại