Kế tiếpLùi lại

    Dịch thuật là gì?

    Ngành dịch thuật từ trước đến nay đều được coi là một ngành khó, dành cho những người chịu khó kiên trì cặm cụi bên cuốn từ điển và không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để có thể đồng hành cùng với nghề này. Tại sao ngành này lại khó như vậy, hôm nay hãy cùng Dịch thuật Phú Thịnh tìm hiểu về ngành dịch thuật nhé.

    Dịch thuật là gì?

    Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn hay văn bản trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương với văn đích hay là bản dịch.

    Tính chất của ngành dịch thuật

    Dịch thuật có hai hình thức là dịch nói và dịch viết.

    • Dịch nói là sự chuyển đổi giữa hai loại ngôn ngữ khác nhau trong việc diễn đạt cùng một thông tin; dịch viết là sự chuyển đổi giữa hai loại văn bản trong việc diễn đạt cùng một thông tin. Dịch nói và dịch viết tuy khác nhau về hình thức, nhưng tính chất thì lại giống nhau, quá trình dịch thuật về cơ bản cũng là giống nhau. Hai hình thức dịch thuật này có những điểm giống và khác nhau.
    • Một người dịch thuật đạt chuẩn về dịch nói cũng có thể đảm nhiệm công việc dịch viết. Đào tạo người dịch thuật nên kết hợp huấn luyện cả dịch nói lẫn dịch viết để hai hình thức dịch thuật này bổ sung cho nhau. Người phiên dịch nếu không có một nền tảng dịch viết vững chắc thì rất khó nâng cao kỹ năng dịch nói. Vì vậy, khi đào tạo người dịch thuật, cần phải coi trọng việc huấn luyện dịch viết, coi đó là bàn đạp để phát triển kỹ năng dịch nói của người dịch thuật.
    Dù là dịch nói hay dịch viết, mục đích của dịch thuật vẫn là diễn đạt lại ý tưởng của người khác bằng ngôn ngữ đích với độ chính xác tối đa, không phải là dùng lời của người dịch để thay thế ý tưởng người khác. Tính chất này xác định vai trò “nói thay người khác” của người dịch thuật, chuyển tải thông tin một cách trung thực chứ không được phép tùy tiện sửa đổi ý tưởng của người khác. Vì vậy, việc dịch thuật thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng thể hiện bằng ngôn ngữ đích có chính xác với ý tưởng thể hiện bằng ngôn ngữ nguồn hay không. Đây cũng chính là tiêu chí để đánh giá công việc dịch thuật.
    Tham khảo bài viết liên quan: Dịch thuật công chứng là gì?

    Những khó khăn trong dịch thuật

    – Ngôn ngữ: Ở mỗi quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ và các diễn đạt riêng và đây là vấn đề mà người biên dịch hay phiên dịch cần đặc biệt lưu tâm.
    Ví dụ như ở Việt Nam cùng là dân tộc Kinh nhưng mỗi vùng lại sử dụng tiếng địa phương khác nhau, chẳng hạn cái cân ở Hà Nội gọi cái cân thì người Hà Nam lại gọi là cái cưn, hoặc ở miền Bắc gọi bố là bố, cha thì người miền Nam gọi bố là ba, tía…
    Hoặc nếu người viết hoặc nói gốc sử dụng tiếng lóng thì người dịch thuật cũng cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.
    – Vấn đề văn hóa: Đây là vấn đề rất quan trọng, thông thường mỗi quốc gia có những nét văn hóa khác nhau nên khi biên dịch hoặc phiên dịch mà không hiểu được văn hóa của quốc gia đó rất có thể bạn sẽ dịch sai và làm người được đọc hoặc nghe hiểu sai ý của câu văn đó.
    Do đó, để dịch thuật tốt một thứ tiếng nào đó, bạn không những cần nâng cao trình độ hiểu biết về tiếng mà còn cần tìm hiểu về văn hóa cũng như những phong tục tập quán của nước đó. Khi bạn đã hiểu về nét văn hóa riêng thì bạn hoàn toàn có thể tự tin để biên dịch hoặc phiên dịch mà không sợ làm người khác hiểu sai ý tác giả.
    – Lĩnh vực dịch thuật: Đây cũng là một trong những trở ngại lớn trong ngành dịch thuật, mỗi chuyên ngành có những từ ngữ chuyên ngành riêng mà không phải ai cũng có thể hiểu, do đó thông thường nếu dịch sách chuyên ngành sẽ là những người cùng lĩnh vực dịch thì nghĩa mới có thể sát với văn bản gốc và truyền đạt dễ hiểu cho người sử dụng bản dịch đó.

    Những điều cần lưu ý trong khi dịch thuật

    – Khi dịch bạn cần phải lưu ý rằng ai sẽ là người sử dụng bản dịch này để dịch cho phù hợp đúng với văn phong cũng như ngôn ngữ của lớp đối tượng đó. Bạn cũng cần để ý xem bản dịch của mình được dùng để làm tài liệu tham khảo hay dùng với mục đích khác như gửi tới công chúng để có cách diễn đạt phù hợp nhất nhé.
    Mỗi quốc gia đều có các ngôn ngữ chuẩn nhưng không phải ai cũng sử dụng ngôn ngữ chuẩn đó nên nếu bạn dịch thuật cho người địa phương thì bạn phải tìm hiểu cụ thể thông tin ở các nước đó. Nếu tìm hiểu kỹ thì bản dịch của bạn sẽ hay hơn, ngôn từ sẽ được chau chuốt hơn là 1 bản dịch khô khan không có tính uyển chuyển trong ngôn từ.
    – Tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm thì bạn không nên dịch vì thông thường các thương hiệu họ muốn xây dựng tên quen thuộc đối với toàn thế giới, ví dụ như thương hiệu của Coca cola hay Pepsi…

    Trên đây là bài viết chia sẻ về dịch vụ dịch thuật và một số lưu ý để bạn có thể dịch thuật tốt hơn. Nếu có chia sẻ gì với Dichthuatphuthinh.vn bạn có thể để lại tin nhắn thắc mắc trong website của chúng tôi hoặc có thể liên hệ trực tiếp tới hotline: 1900 6111, tổng đài hỗ trợ trực tuyến 24/24.
    Hãy cùng nhau chia sẻ để cùng nhau phát triển nhé!

    Kế tiếpLùi lại