HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐI BA LAN LAO ĐỘNG
Hiện nay Ba Lan là một trong những thị trường thu hút nhiều lao động đến từ các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế lượng hồ sơ xin visa đi Ba Lan lao động rất nhiều và việc xét duyệt hồ sơ tại Đại sứ quán Ba Lan cũng nhiều và thậm chí quá tải. Chính vì thế việc xét duyệt visa cũng rất khắt khe, đòi hỏi hồ sơ cần đầy đủ và đúng yêu cầu của Đại sứ quán. Để hiểu rõ hơn về loại thị thực này, Phú Thịnh mời bạn tham khảo thông tin dưới đây:
Hồ sơ xin visa đi Ba Lan lao động cần những gì:
Visa lao động Ba Lan là loại thị thực dài hạn. Hồ sơ cần có như sau:
- Tờ khai xin visa Ba Lan theo mẫu quy định kèm theo 2 ảnh;
- Hộ chiếu ( với thời hạn có giá trị ít nhất 90 ngày trước khi hết hạn);
- Bảo hiểm có giá trị tối thiểu 30.000 euro có thời hạn từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ Schengen đến thời điểm ký kết hợp đồng lao động tại Ba Lan và đối với bảo hiểm ZUS cũng quy định như vậy; trong khi nộp hồ sơ xin thị thực không yêu cầu phải có bảo hiểm suốt khoảng thời gian của hợp đồng;
- Bằng tốt nghiệp nghề với khóa học ít nhất 1 năm và phù hợp với công việc/ nghề nghiệp mà người lao động sẽ làm việc tại Ba Lan (cần dịch công chứng sang tiếng anh/tiếng ba lan và được cơ quan Việt Nam xác nhận tính xác thực);
- Giấy phép lao động được cấp bới cơ quan Tỉnh của Ba Lan;
- Hợp đồng thuê nhà nơi người lao động sẽ sinh sống khi Ba Lan hoặc giấy tờ pháp nhân khác có nêu địa chỉ cụ thể;
- Photo tất cả các trang hộ chiếu có thông tin;
- Lý lịch tư pháp
- Bản sơ yếu lý lịch (CV) , bản tóm tắt quá trình làm việc được xác nhận bởi nơi đã làm việc trước đó (ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ làm tại Ba Lan)
- Giấy tờ chứng minh hoạt động thương mại nơi người lao động sẽ làm việc: mức doanh thu trong năm hiện tại và năm trước đó, mức thuế thu nhập, số lượng lao động, mức trả lương, giấy tờ xác nhận nơi công ty hoạt động (trụ sở công ty, địa chỉ…)
- Các giấy tờ liên quan khác khi có yêu cầu.
Lưu ý: Đương đơn xin visa đi Ba Lan xuất khẩu lao động phải đến phỏng vấn tại Phòng lãnh sự của Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội theo lịch hẹn trước đó. Bạn có thể nhấc máy hoặc gọi ngay cho dịch vụ visa của Phú Thịnh.
Hãy nhớ:
- Bạn phải nộp đơn xin thị thực tại cơ quan ngoại giao thuộc khu vực lãnh sự nơi thường trú của bạn.
- Về nguyên tắc, cơ bản những tài liệu trên đủ để đưa ra quyết định, tuy nhiên bộ phận lãnh sự vẫn có thể yêu cầu bổ sung tài liệu khác khi cần thiết;
- Lãnh sự có quyền mời người xin thị thực tới văn phòng lãnh sự để phỏng vấn nếu thấy cần thiết
- Thị thực D cho phép bạn ở các quốc gia thuộc khu vực Schengen khác trong 90 ngày thuộc bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày. Điều này có nghĩa bạn chỉ ở lại hợp pháp trong khu vực Shengen nếu bạn không vượt quá 90 ngày trong 180 ngày qua.
- Thị thực D có thể được cấp với hiệu lực tối đa 1 năm
Lưu ý rằng thị thực không đảm bảo việc nhập cảnh vào khu vực Schengen – quyết định cuối cùng được đưa ra với cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh